Tháng 4/2014, Microsoft chính thức "khai tử", ngừng mọi hỗ trợ đối với hệ điều hành máy tính Windows XP. Tuy nhiên, theo thống kê mới đây của Net Applications, đây vẫn là phiên bản Windows có thị phần cao thứ hai, chỉ đứng sau Windows 7 và cao hơn cả Windows 8/8.1 cộng lại.
Cụ thể, Net Applications cho biết thị phần Windows XP là 16,9%, còn Windows 7 là 58%. Windows 8 và 8.1 lần lượt chiếm 3,5% và 10,5% thị trường hệ điều hành. Đây là thống kê tính đến tháng 3/2015.
Dù vẫn đứng thứ hai về mức độ phổ biến, nhưng nhìn chung Windows XP cũng đang có xu hướng tụt giảm. Thống kê hồi tháng 2/2015 cho biết Win XP chiếm 19,1% thị trường hệ điều hành máy tính.
Việc nhiều người dùng vẫn gắn bó với hệ điều hành đã 13 tuổi đời này cho thấy Microsoft gặp phải rất nhiều thách thức trong nỗ lực phát triển các phiên bản Windows mới. Không chỉ Microsoft, các đối tác của họ, điển hình là Intel, đã phải cắt giảm dự báo doanh thu tới 1 tỉ USD vì nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn nhất quyết trung thành với Windows XP (đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không bỏ tiền mua các PC đời mới dùng chip của Intel).
Phiên bản Windows mới nhất - Windows 10 - sẽ được Microsoft phát hành vào mùa hè năm nay, như một nỗ lực tiếp theo trong việc thuyết phục người dùng từ bỏ các hệ điều hành cũ kĩ như Windows XP. Theo công bố của hãng phần mềm, người dùng Windows 7 và Windows 8.1 sẽ được nâng cấp lên Windows 10 trong năm đầu tiên tính từ thời điểm hệ điều hành này lên kệ. Tuy nhiên, người dùng Windows XP hoặc Vista sẽ không thể nâng cấp trực tiếp lên Windows 10 như vậy. Họ sẽ phải cập nhật lên Windows 8.1 sau đó update tiếp lên Windows 10.
Do mới chỉ ở giai đoạn Technical Preview, Windows 10 chỉ xuất hiện như một dấu chấm nhỏ trong biểu đồ của Net Applications, với thị phần chỉ chưa đầy 0,1% tính đến tháng 3/2015.
Từ vài năm nay, Microsoft vẫn không ngừng nghỉ trong các chiến dịch nhằm “triệt hạ” Windows XP. Với Vista, họ đã thất bại thảm hại và chỉ khiến cho trào lưu sử dụng Windows XP mạnh mẽ hơn nhưng với Windows 7, có thể đây chính là giải pháp mà họ cần.
Nhưng vì sao Microsoft lại cần quan tâm đến việc liệu XP có chịu “chết” hay không? Đầu tiên, đó là vấn đề doanh thu đến từ việc bán các bản quyền hệ điều hành bởi khi mọi người vẫn cố tình bám trụ lại với XP, họ sẽ không chịu bỏ tiền ra mua các phiên bản mới hơn của họ các hệ điều hành Windows do Microsoft phát triển.
Nhưng có một ý đồ sâu xa hơn nhiều. Microsoft đã và đang thiết kế một loạt các dịch vụ mới ví dụ như Windows Live hay một số dịch vụ trên nền đám mây khác. Những dịch vụ này chỉ hoạt động tốt cùng với các hệ điều hành mới của Microsoft nên nếu mọi người vẫn dùng Windows XP, doanh thu của Microsoft đến từ các dịch vụ này sẽ rất thấp và trở thành nhưng thất bại công nghệ đáng xấu hổ của đại gia phần mềm này.
Chưa hết, Windows XP vẫn tiếp tục có một cộng đồng người dùng khá đông đảo và buộc Microsoft phải tiêu tốn thêm những khoản tiền khổng lồ cho dịch vụ hỗ trợ. Điều này đồng nghĩa với việc càng có nhiều người từ bỏ XP, Microsoft càng đỡ tốn tiền.
Nhưng bất chấp việc Windows 7 lần đầu tiên ngồi ở vị trí số 1 về thị phần hệ điều hành ở Mỹ thì XP lại vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới mà theo như tính toán của một số nhà phân tích thì nguyên nhân chính yếu là do hầu hết thị trường Trung Quốc vẫn đang sử dụng Windows XP.v
Rõ ràng là trước tất cả những mong muốn của Microsoft, Windows XP vẫn chưa thể chết và thậm chí là còn tiếp tục duy trì danh hiệu “Hệ điều hành phổ biến nhất thế giới” thêm một thời gian dài nữa.
Và Microsoft sẽ lại phải tiếp tục đợi.
Theo ICTnews.
Đăng nhận xét